Cung An Định Huế: Công trình được xây dựng vào năm 1917

Cung An Định Huế: Công trình được xây dựng vào năm 1917

Cố đô Huế – một vùng đất cổ kính với bao thăng trầm lịch sử đã để lại cho thế hệ mai sau với những công trình kiến trúc lộng lẫy và đầy uy nghiêm. Đại Nội Huế, lăng Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức, chùa Thiên Mụ là những điểm đến không thể bỏ qua khi các du khách có dịp đến Huế.

Nổi bật trong số đó là Cung An Định, vậy địa điểm này có tuổi đời bao lâu, kiến trúc như nào..Để làm rõ hãy cùng mình xem qua nhé.

Cung An Định ở đâu và Xây dựng năm nào?

Cung An Định tọa lạc bên cạnh bờ sông An Cựu. Cung  gồm 2 cổng, cổng chính nằm tại 97 Phan Đình Phùng và cổng phụ nằm tại 150 Nguyễn Huệ, TP Huế.

Công trình Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, một công trình độc đáo đã gắn bó với nhiều vị vua dưới triều Nguyễn như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và hoàng tử Bảo Long.

Mặc dù Cung An Định có tuổi đời hàng trăm năm tuổi nhưng vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và khối kiến trúc độc đáo cho đến ngày nay.

Cung An Định có tổng diện tích 24.000m2 là một phần của Cung Điện Huế và là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và quan trọng nhất ở triều Nguyễn. Cung An Định ngày xưa được xây dựng là nơi tiếp đón các vị khách quý cùng với tên gọi đầu tiên là “Ngự Phủ Ứng Trì”.

Tuy trong nổi bật như Điện Cần Chánh hay Thế Miếu nhưng mang trong mình sự thanh lịch và tinh xảo riêng. Là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Á và Âu ở đầu thế kỷ 20 đã tạo nên Cung An Định một nét đẹp riêng biệt và thu hút du khách.

Cung An Định đã góp mặt trong các bộ phim điện ảnh và các MV nổi tiếng như MV “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của nữ ca sĩ Hòa Minzy hay bộ phim điện ảnh “Gái Già Lắm Chiêu”.

Ngay sau khi được công chiếu, Cung An Định được rất nhiều bạn trẻ biết đến và trở thành một điểm check in nổi tiếng với khung cảnh có chút cổ điển và sang trọng.

Lịch sử về Cung An Định

Năm 1916

Cung An Định được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1916, hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi lấy tên là Khải Định. Sau khi lên ngôi nhà vua đã cho cải tạo và cho xây dựng lại trên nền cũ là Phủ Phụng Hóa, nguyên là công trình vua Đồng Khánh làm quà cho hoàng tử Bửu Đảo (vua Khải Định) nhân dịp 18 tuổi.

Sau khi lên ngôi vua Khải Định đã cho cải tạo và xây dựng lại công trình theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công trình đã được hoàn thành và lấy tên là An Định Cung.

Năm 1922

Sau 3 năm vào năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) khi được phong làm Đông cung Hoàng Thái tử và được rước đến sinh sống ở Cung An Định.

Sau khi Bảo Đại lên ngôi, Cung An Định lại được truyền lại cho thái tử Bảo Long. Nơi đây trở thành biệt cung của hoàng gia, là nơi diễn ra các nghi lễ của triều đình và các buổi yến tiệc của hoàng gia với sự tham dự của các đại thần và quan chức Bảo hộ Pháp.

Năm 1945

Ngày 30/08/1945, vua bảo Đại thoái vị tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại cùng mẹ là mẹ Từ Cung và vợ là bà Nam Phương cùng một số người hậu cần đã rời Hoàng thành chuyển sang sinh sống trong Cung An Định trong một thời gian ngắn, chỉ có mẹ vua Bảo Đại là bà Từ Cung ở đây đến năm 1949.

Vào năm 1954, cung điện đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu. Sau năm 1975 do mâu thuẫn với vua bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) đã quyết định trao toàn bộ cung cho chính quyền cách mạng.

Trong thời gian này cung An Định được sử dụng khu nhà chung cho các gia đình giáo sư ở Huế và nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, do không được thường xuyên bảo quản và chăm sóc nên công trình đã xuống cấp và hư hại nhiều.

Từ năm 2002, Cung An Định được chuyển giao cho Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý và cho trùng tu tôn tạo lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ đầu thế kỷ XX.

Cung An Định và nổi niềm của Nam Phương Hoàng Hậu

Cung An Định đã gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia giai đoạn cuối của triều Nguyễn như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long, thái hậu Đoan Huy và đặc biệt vị hoàng hậu Nam Phương. Hoàng hậu Nam Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, từng là phụ nữ nức tiếng xứ An Nam.

Với vẻ đẹp thanh tao và lòng nhân từ, bà đã lọt vào mắt của vua Bảo Đại sau đó không lâu lên ngôi hoàng hậu nhưng cuộc hôn nhân này đã trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió với những mối quan hệ khác của nhà vua.

Là một phụ nữ có học thức, có tài, có sắc nhưng không có được tình yêu trọn vẹn. Bà đã chọn sự im lặng sống thầm lặng cùng mẹ chồng và trong cung và chăm lo cho các con. Đến năm 1947, bà cùng các con đã sang Pháp và sinh sống bên đó.

Nét đẹp Á – Âu trong kiến trúc Cung An Định

So với các công trình kiến trúc xây dựng cùng thời, Cung An Định là công trình mở đầu cho thời kỳ lịch sử mỹ thuật Huế. Vốn được xem là “viên ngọc” trăm năm của xứ Huế, Cung An Định mang những nét kiến trúc đặc biệt, là kết hợp hoàn hảo của vẻ đẹp cổ kính Á – Âu.

Những chi tiết trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, bát bửu, hòa hợp cùng các trí cột mang phong cách Roman, bắc đẩu bột tinh hay các thiên thần mang phong cách Châu Âu.

Cung An Định có địa thế bằng phẳng, xun quanh có khuôn viên tường gạch dày 0.5m, cao 1.8m phía trên có hàng rào song sắt bao bọc.

Ban đầu, khi còn nguyên vẹn Cung An Định có tổng 10 công trình được xây dựng từ trước ra sau bao gồm: bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước,…

Tuy nhiên, trải qua các cuộc tàn phá của chiến tranh, Cung An Định chỉ còn lại 3 công trình: Cổng Chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường.

Khám phá các công trình Cung An Định

Cổng chính Cung An Định

Cổng chính được thiết kế theo lối tam quan 2 tầng, là một trong những kiến trúc đặc sắc và công phu của Cung An Định. Các chi tiết xung quanh cổng chính được trang trí bằng sành sứ, thủy tinh nhiều màu để đắp nổi trang trí công phu và kì công.

Đỉnh mái tầng trên có gắn biểu tượng viên trân châu lớn.Không chỉ tầng 1 mà hầu như toàn bộ cổng đều có sành sứ và thủy tinh làm điểm nhấn và mang đậm tính truyền thống dân tộc.

Những cặp trụ giả được đắp nổi theo phong cách Roman với những hoa văn, họa tiết ở cổng chính đều là những hình ảnh gắn liền với văn hóa Á Đông như: rồng, phượng, …

Vòm cảnh chính cũng đắp ba chữ “An Định Cung” ở chính giữa bằng chữ Hán, với hai bên là câu đối chữ Hán được đan xen trong các khuôn gạch trang trí bằng sành sứ đắp nổi vô cùng ấn tượng.

Đình Trung Lập

Qua cổng chính là đến đình Trung Lập. Nơi đây có kết cấu hình bát giác, như một “bình phong” phong thủy. Mái đình dạng cỏ lầu với hai lớp: lớp dưới 8 cạnh và lớp trên 4 cạnh. Mái đình Trung Lập được đắp nổi hình ảnh 12 con rồng với ý nghĩa bay “bốn phương, tám hướng”.

Các góc đình được đặt tượng bát tiên với tạo hình rất sinh động. Bên trong đình có đặt một tượng đồng của vua Khải Định, được đúc vào năm 1920 theo tỉ lệ của người thật.

Lầu Khải Tường

Lầu Khải Tường gồm tổng cộng 3 tầng, tổng cộng 22 phòng lớn nhỏ và được xây dựng từ các vật liệu mới theo kiểu lâu đài Châu Âu, lầu được trang trí công phu với tổng diện tích 745m2. Toàn bộ được trang trí công phu, tỉ mỉ theo mô típ kiến trúc Roman cận đại xen lẫn Phương Đông truyền thống.

Lầu Khải Tường bao gồm 3 tầng:

Tầng 1 gồm có 7 phòng, đại sảnh được trang trí lộng lẫy trong khung mạ vàng đã tạo nên vẻ đẹp nguy nga tráng lệ và có giá trị nghệ thuật rất cao. Điểm nổi bật ở tầng 1 là 6 bức tranh sơn dầu được vẽ trực tiếp lên tường mô tả lăng của các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định.

Riêng bức tranh lăng vua Khải Định được vẽ không đúng với thực tế ngày nay vì lúc vẽ bức tranh, lăng của vua chỉ mới được phác thảo trên bản vẽ.

Qua thời gian, các bức tranh đã xuống cấp nghiêm trọng, tuy nhiên đã được các chuyên gia Đức phục chế nguyên bản.

Tầng 2 gồm có 8 phòng, là nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi.

Tầng 3 gồm có 7 phòng: gồm 3 phòng lớn và 4 phòng nhỏ, là nơi thờ riêng tư. Hiện nay, tầng 2 của Cung An Định được dùng làm phòng trưng bày hiện vật và thông tin.

Phía sau Lầu Khải Tường là nền móng cũ của nhà hát Cửu Tư Đài, tuy nhiên ngày nay đã không còn nữa. Trước đây Cửu Tư Đài là hát, nơi biểu diễn tuồng, cải lương phục vụ cho hoàng gia.

Giá vé, thời gian tham quan Cung An Định

Giá vé vào cổng tham quan Cung An Định có giá:

Người lớn: 50.000vnđ/ khách

Trẻ em: Miễn phí

Cung An Định có thời gian mở cửa như sau:

Giờ mở cửa tham quan vào mùa Hè: Từ 06h30 – 17h30 hàng ngày

Giờ mở cửa tham quan vào mùa Đông: Từ 07h00 – 17h00 hàng ngày

Cách di chuyển đến Cung An Định

Cung An Định cách trung tâm thành phố khoảng 2m vì vậy bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện để đến tham quan như xe máy, xe ô tô, taxi,…

Xuất phát từ cầu Tràng Tiền bạn chạy thẳng theo đường Hùng Vương, đến ngã tư rẽ vào đường Phan Đình Phùng, chạy thẳng một đoạn bạn sẽ thấy biển chỉ đến Cung An Định.

Những kinh nghiệm khi du lịch Cung An Định

Các điểm tham quan di tích lịch sử ở Huế là những nơi tôn nghiêm vì vậy bạn nên lưu ý những điều sau khi đến Cung An Định:

  • Nên lựa chọn trang phục phù hợp, kín đáo khi đến
  • Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung ở Cung An Định: không xả rác bừa bãi, hái hoa bẻ cành,…
  • Tuyệt đối không sờ vào các hiện vật, chụp hình các hiện vật không được phép, vẽ bậy lên tường
  • Nói chuyện nhỏ nhẹ, lịch sự và có giữ ý tứ

Kết luận

Cung An Định với sự thiết kế kiến trúc độc đáo Á – Âu, cùng với màu vàng làm tone chủ đạo cho tổng thể kiến trúc đã tạo nên sự độc đáo cho cung điện. Một cung điện vàng son, lộng lẫy của một thời, một địa điểm check in tuyệt vời mang đậm nét cổ kính, trầm mặc và khung cảnh đầy thơ mộng.

Đến Huế du lịch nhất định phải đến khám phá công trình Cung An Định nhé. Liên hệ ngay Du Lịch Con Voi để có một hành trình khám phá và tìm hiểu các công trình kiến trúc nổi bật ở Huế nhé.