Ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc, cố đô Huế mang trong mình sự bình lặng vốn có của một miền di sản thiêng liêng. Du khách đến Huế không chỉ thưởng thức cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà còn muốn tìm hiểu về những vết tích còn lại, chốn cung đình xưa cũ của triều đại vua chúa cuối cùng ở Việt Nam. Đến với vùng đất cố đô, bạn sẽ được quay ngược quá khứ, tìm về giá trị nhân văn và lắng lại một thời đại lịch sử vàng son đúng nghĩa.
Một trong những nơi chứa đựng nhiều tầng văn hóa tâm linh và triết lí nhân sinh người Việt, đó là cụm di tích lăng tẩm của Huế. Trong số đó, lăng vua Minh Mạng Huế là một công trình độc đáo nhất, vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp mang đậm dấu ấn lối kiến trúc cổ truyền đất nước, đậm đà màu sắc của Nho giáo nhưng vẫn không mất đi cái thi vị, lãng mạn và chất thơ ca.
Đôi nét về vua Minh Mạng
Minh Mạng (1791 – 1804), tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên gọi là Nguyễn Phúc Kiểu, là hoàng tử thứ tư, con của vua Gia Long và thứ phi Trần Thị Đang. Ông trị vì từ năm 1920 đến năm 1940. Đây cũng là khoảng thời gian thịnh trị nhất triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Minh Mạng cũng là vị vua tài ba bậc nhất trong các vua triều Nguyễn. Ông được đào tạo và giáo dục trong “khuôn vàng thước ngọc” của nền giáo dục Nho học. Với ông, Lê Thánh Tông (1441-1497) là mẫu mực của “tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ” đã làm nên một thời bình trị của đất nước.
Trong thời gian trị vì, Minh Mạng đã có những cống hiến xuất sắc, hỗ trợ cho công cuộc xây dựng, mở rộng lãnh thổ, đưa nước Đại Nam dần phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó mà đất nước cũng có vị thế tiếng nói trong khu vực Đông Nam Á hơn.
Là người tinh thâm Nho học, Minh Mạng rất quan tâm đến học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Không chỉ là nhà chính trị, Ông còn là một nhà thơ lớn.
Giáo lí đạo đức chuẩn mực theo tư tưởng Khổng – Mạnh đã giúp Minh Mạng có tầm nhìn trong cai trị, sự nhân văn trong lối sống. Những tinh hoa trong trí tuệ và nhân cách của Ông lưu dấu ấn đậm nét trong quần thể kiến trúc Hiếu lăng – nơi Ông chọn làm chốn yên giấc ngàn thu.
Lăng vua Minh Mạng ở đâu?
Lăng Minh Mạng ( Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vị vua thứ hai Triều Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993. Lăng nằm ở vị trí đắc địa, trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách thành phố Huế khoảng 14 km về phía Tây. Đây là nơi giao thoa giữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ.
Quá trình hình thành lăng Minh Mạng
Để xây dựng được Lăng Minh Mạng như ngày nay, quần thần trong triều đã phải bỏ ra 14 năm tìm, kiếm nghiên cứu địa hình. Cuối cùng, lựa chọn núi Cẩm Khê để làm địa điểm xây dựng. Núi Cẩm Khê hội tụ đầy đủ các yếu tố về phong thủy như là có nước, có núi, có cây xanh. Sau đó, vua Minh Mạng liền đổi tên thành núi Hiểu Sơn, còn lăng của mình có tên là Hiểu Lăng.
Quá trình xây dựng Hiếu Lăng diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của chính nhà vua. Vốn dĩ là một người cẩn thận, cùng với ý nghĩa công trình to lớn nên mọi thiết kế, báo cáo về công trình đều phải thông qua sự phê duyệt của nhà vua mới được thi công.
Vào tháng 4 năm 1840, công trình bắt đầu được tiến hành bằng việc đào hồ để xây lăng. Tuy nhiên, do hiệu quả công việc không đạt được như ý muốn nên rất nhiều quần thần lúc bấy giờ bị giáng chức.
Không gian hòa hợp với thiên nhiên tại lăng vua.
Một điều rất đáng tiếc, Vua Minh Mạng đã bị bệnh và băng hà khi lăng mộ của mình vẫn còn đang dang dở. Tháng 2 năm 1841, vua Thiệu Trị nối tiếp ngôi, tiếp tục hoàn thành công trình lăng thỏa mãn nguyện vọng của vua Minh Mạng. Năm 1841, quan tài của vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu thành. Kéo dài đến năm 1843, lăng mới hoàn thiện theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.
Kiến trúc lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng hình thành trên đỉnh núi giống như sự kiên định của dân tộc đất nước. Không chỉ sở hữu một vẻ đẹp hài hòa cùng thiên nhiên mà lăng Minh Mạng còn có một giá trị tư tưởng vô cùng sâu sắc. Về phong thủy, hình dáng của lăng mộ như một cơ thể con người có đầu gối lên núi Kim Phụng. Phần chân thì được hướng ra ngã ba sông ở trước mặt. Hồ Trừng Minh bị chia thành hai phần như đôi cánh tay của nhà vua đang buông xuôi thư giãn.
Lăng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ… được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm.
Thời điểm thăm quan Lăng Minh Mạng?
Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2. Đây là thời gian thích hợp nhất để tham quan các điểm di tích lịch sử, Đại Nội cũng như là các lăng tẩm của vua triều Nguyễn.
Đến Lăng Minh Mạng bằng cách nào?
Cách thành phố Huế chỉ khoảng 12km nên không quá khó để du khách tìm đến với Lăng Minh Mạng. Từ trung tâm thành phố bạn có thể lựa chọn đi bằng thuyền Rồng xuôi theo sông Hương nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch, vừa vãn cảnh trên sông nước vừa đến khu vực lăng tẩm.
Hoặc du khách cũng có thể lựa chọn đường bộ như là đi xe máy, ô tô. Điểm xuất phát bắt đầu từ đường Huyền Trân Công Chúa, chạy theo quốc lộ 49, qua cầu Tuần bắc qua sông Hương, cứ đi thẳng là tới Lăng Minh Mạng.
Cách nhanh nhất để tham quan lăng Minh Mạng cũng như hệ thống lăng tẩm nguy nga, tráng lệ và các địa điểm du lịch Huế nổi tiếng khác như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định, Lăng Tự Đức, Đồi Vọng Cảnh, … du khách có thể tham khảo tour “ du lịch Huế 2 ngày 1 đêm ” của Elephant Travel để có một chuyến đi hoàn hảo trọn vẹn với xe du lịch đời mới chất lượng cao và đội ngũ hướng dẫn viên cùng tài xế chuyên nghiệp, tận tình. Hotline book tour: 0932 464 111.
Qua bao thăng trầm lịch sử, Lăng vua Minh Mạng Huế vẫn sừng sững, uy nghiêm giữa lòng đất Cố Đô. Lăng Minh Mạng sẽ mãi là một tài sản văn hóa truyền thống quý báu của lịch sử triều Nguyễn để lại. Nếu có dịp đến Huế, du khách hãy dành chút thời gian ghé thăm nơi này nhé!