Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu

Nhắc đến vùng đất cố đô Huế, chúng ta không thể không nhắc đến Lăng Tự Đức – một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Đây là điểm đến hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ trong hành trình về thăm cố đô để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và không gian nơi đây.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | Nha bia lang Tu Duc

1. Tổng quan về Lăng Tự Đức

1.1 Vị trí của Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất Tự Đức, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | vi tri lang tu duc

Tọa lạc ngay bên cạnh Đồi Vọng Cảnh thơ mộng và xinh đẹp, du khách khi đến đây sẽ cảm nhận được vẻ trang nghiêm và tĩnh lặng, nhưng cũng không thể bỏ qua sự lãng mạn và thi vị từ kiến trúc và câu chuyện về vua Tự Đức.

Xem thêm: Top 10 điểm du lịch đẹp khi đến Huế

1.2 Sơ lược về Vua Tự Đức

Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức – một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | Vua Tu Duc

Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm Cung Ký).

1.3 Đôi nét về lịch sử hình thành lăng Tự Đức

Vua Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh.

Công trình này được xây dựng vào năm 1864 cùng với 5 vạn binh lính tham gia. Vì muốn nhanh chóng hoàn thiện lăng nên triều đình đã huy động hàng ngàn thợ thuyền, dân phu và binh lính lao động miệt mài giữa thời tiết nắng nóng gay của cố đô.

Khi mới xây dựng lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do anh em nhà Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua đổi tên lại thành Khiêm Cung. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn sống thêm 10 năm nữa rồi mới qua đời. Sau khi vua mất có tên là gọi là Khiêm Lăng (lăng mộ hoàng đế Tự Đức).

2. Kiến trúc của Lăng Tự Đức

Không giống như vẻ đẹp của Lăng Khải Định là sự giao thoa của nét đẹp văn hóa Việt Nam và phương Tây. Lăng Tự Đức với vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn ở thế kỷ 19. Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn vào đâu được.

Lăng Tự Đức nổi bật với 5 khu vực mang trong mình sự trang nghiêm, nghệ thuật và lịch sử đặc trưng của triều đại Nguyễn.

2.1 Khiêm Môn Cung

Khiêm Cung Môn là công trình hai tầng dạng vọng lâu, chính giữa là phần điện Hòa Khiêm, hai bên tả, hữu lần lượt là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu. Mỗi lần Vua Tự Đức ghé thăm thì đây là chỗ để Vua nghỉ ngơi, đây cũng là nơi ông dùng để giải quyết những việc triều chính. Sau khi qua đời thì nơi này dùng để thờ phụng Vua và Hoàng Hậu.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | khiem mon cung

2.2 Điện Lương Khiêm

Nằm phía sau điện Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm hiện nay là nơi thờ vong linh Từ Dũ – mẹ vua Tự Đức. Nằm phía bên phải điện là Ôn Khiêm Đường, nơi đây là địa điểm lưu giữ những ngự dụng thời xa xưa.

2.3 Nhà hát Minh Khiêm 

Nếu như nằm bên phải điện Lương Khiêm là nơi lưu giữ, phía bên trái chính là nhà hát Minh Khiêm. Đây là khu vực nhà vua thường lui tới để thưởng hát. Hiện nay, địa điểm này được xem như một trong những nhà hát cổ nhất tại Việt Nam, đồng thời cũng là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ vua triều Nguyễn.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | nha hat Minh Khiem

2.4 Đảo Tịnh Khiêm 

Đảo Tịnh Khiêm nằm giữa hồ Lưu Khiêm, nơi đây hiện lên với cảnh sắc thơ mộng, trong trẻo đầy lãng mạn. Khu vực này được sử dụng để trồng hoa và là nuôi giữ một vài các loài động vật quý hiếm.

Ngoài ra, xung quanh khu vực đảo còn có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, đây là địa điểm ngắm hoa, làm thơ, đọc sách… thường được vua chúa ghé thăm.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | dao tinh khiem

2.5 Khu lăng mộ 

Rời khỏi khu vực tẩm điện, du khách men theo con đường dần dẫn đến khu vực lăng mộ. Di chuyển đến Bái Đính, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng hai hàng tượng quan viên văn võ sừng sững. Ngay phía sau là Bi Đình với tấm bia đá nặng hơn 20 tấn khắc bài Khiêm Cung Ký của nhà vua soạn thảo. Đây được xem là cuốn tự truyện của nhà vua về chính cuộc đời đầy khổ hạnh của mình.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | lang tu duc noi an giac day nha nhan cua vi vua uyen bac voi tam hon thi si

3. Giá vé Lăng Tự Đức và giờ mở cửa

3.1 Giá vé tham quan Lăng Tự Đức

  • Người lớn: 150.000đ/người
  • Trẻ em (Từ 7-12 tuổi): 30.000đ/người

(Áp dụng thống nhất cho khách quốc tế và khách Việt Nam)

3.2 Thời gian đóng/mở cửa tại điểm tham quan:

  • Mùa hè: từ 6h30 đến 17h30
  • Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00

4. Một số nội quy tham quan

  • Quý khách vào tham quan di tích phải mua vé, khi vào cổng mỗi người cầm một vé/thẻ trên tay để tiện việc kiểm tra/kiểm soát;
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, thực hiện các quy định về phòng cháy nổ tại khu vực di tích;
  • Cấm mang chất nổ, chất cháy, chất độc và vũ khí, hung khí nguy hiểm vào di tích;
  • Quý khách vào tham quan phải ăn mặc lịch sự (không mặc áo sát nách hoặc quần đùi khi tham quan nơi thờ tự), giữ yên tĩnh trong cung điện và những nơi tôn nghiêm. Cấm quay phim, chụp ảnh trong nội thất;
  • Cấm hút thuốc trong các cung điện, các rừng thông và những nơi dễ cháy;
  • Cấm hái hoa, bẻ cành, săn bắt chim thú và viết vẽ lên các công trình kiến trúc
  • Cấm nằm, ngồi và sờ vào hiện vật;
  • Người sử dụng các loại phương tiện ra vào di tích phải xuống xe, tắt máy, xuất trình giấy tờ, bỏ kính đen và mạng che mặt (nếu có) để nhân viên bảo vệ kiểm tra và hướng dẫn cụ thể.

Lăng Tự Đức năm cách trung tâm thành phố vỏn vẹn 6km, là một trong số ít các quần thể lăng tẩm của vua triều Nguyễn nằm gần khu vực nội thành. Thế nên bạn có thể di chuyển đến lăng tương đối dễ dàng và thuận tiện với các loại phương tiện như xe máy, thậm chí là xe đạp. Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể di chuyển theo nhiều con đường. Xe máy cũng là phương tiện được nhiều bạn trẻ ưa chuộng trong hành trình khám phá Huế

Tuy nhiên, nếu bạn ngại cái nắng oi ả của Huế hay những cơn mưa rào bất chợt thì bạn có thể thuê xe du lịch Huế của nhà xe Con Voi để có thể dễ dàng di chuyển nhờ có tài xế chuyên nghiệp và không phải ngần ngại thời tiết.

Giới Thiệu về Lăng Tự Đức và Lăng vua Tự Đức ở đâu | Du Lịch Con Voi | xe du lich scaled

Vai trò của Lăng với du lịch Huế

Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của triều Nguyễn, là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Lăng tọa lạc tại làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Lăng Tự Đức có vai trò quan trọng đối với du lịch Huế, cụ thể là:

  • Là một điểm đến du lịch hấp dẫn: Lăng Tự Đức là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn của kiến trúc cung đình Huế. Lăng được xây dựng trên một thung lũng hẹp, có núi non trùng điệp, sông hồ hữu tình…với phong cảnh như thế, Lăng là địa điểm mà nhiều chương trình Công ty lữ hành đã đưa địa danh này vào chương trình tour của mình. Có thể kể đến tour du lịch Huế 3 ngày 2 đêm, hoặc bạn có thể click vào https://chothuexemientrung.com/tour-du-lich-hue-bach-ma-la-vang-phong-nha-3-ngay-2-dem.html. Đây là chương trình tour có nhiều địa danh khá nổi tiếng.

  • Góp phần quảng bá văn hóa Huế: Lăng Tự Đức là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Huế. Lăng tẩm thể hiện rõ nét vẻ đẹp của kiến trúc cung đình Huế, đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của triều đại nhà Nguyễn. Kiến trúc lăng gồm nhiều công trình như: điện Ngưng Hy, điện Khải Thành, lầu Tịnh Minh, nhà hát Tịnh Khiết,… Mỗi công trình đều mang một vẻ đẹp riêng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Lăng Tự Đức vẫn ở đấy như một minh chứng rõ nét nhất về một thời lẫy lừng của vị vua uyên bác, thâm sâu ngày trước. Tương tự những công trình cổ kính khác tại Huế, Lăng Tự Đức hệt bức tranh cổ kính phảng phất dư vị hoài cổ nhưng vẫn quyến rũ và hấp dẫn đến lạ. Nếu có dịp về cố đô vào một ngày đẹp, nhất định phải ghé thăm Lăng Tự Đức bạn nhé!