Huế là vùng đất cố đô, nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc văn hóa lịch sử trải qua bao đời của Triều đại nhà Nguyễn, tồn tại trong vòng 143 năm từ năm 1802 – 1945 với 13 đời vua. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau nên tại Kinh thành Huế chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng. Hôm nay cùng Du Lịch Con Voi đến khám phá Lăng vua Khải Định, một công trình mang kiến trúc độc đáo được thiết kế tinh xảo, công phu, tỉ mỉ và mang vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật khi kết hợp giữa lối kiến trúc Âu – Á.
Lăng Khải Định là lăng tẩm cuối cùng được xây dựng của triều đại nhà Nguyễn, là một trong số các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được UNNESCO công nhận là Di sản Văn Hóa Thế Giới vào năm 1993.
Vua Khải Định tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, ông sinh ngày 08/10/ 1885 và mất ngày 06/11/ 1925, là vị vua cuối cùng thứ 12 của triều Nguyễn. Ông là con trai trưởng của vua Gia Long và là thân sinh của vua Bảo Đại. Nhà vua lên ngôi năm 31 tuổi, trị vì từ năm 1916 đến năm 1925 trong giai đoạn Pháp thuộc.
Xem thêm: Tour Huế 1 ngày giá rẻ
Vua Khải Định tại vị gần 10 năm và mất vào năm 40 tuổi. Mặc dù ở ngôi chưa tới 10 năm nhưng ông đã cho xây dựng nhiều công trình như Cung An Định, cửa Hiển Nhơn, điện Kiến Trung, cửa Chương Đức,… và nhiều công trình khác. Giống với các vị vua tiền nhiệm, vua Khải Định đã cho xây dựng Ứng lăng – lăng mộ yên nghỉ cho nhà vua lúc rời khỏi trần gian và là công trình để lưu giữ cho hệ sau giữ gìn và chiêm ngưỡng. Vua Khải Định cũng là vị vua cuối cùng xây dựng lăng tẩm.
Lăng vua Khải Định với thiết kế độc đáo là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách khi đến Huế, lăng vua Khải Định còn có tên gọi khác là Ứng Lăng, là một trong 7 lăng tẩm nổi bật nhất của thời nhà Nguyễn.
Lúc sinh thời, vua Khải Định là một người chỉnh chu vì vậy lựa chọn vị trí cho xây dựng lăng là nơi có phong thủy tốt. Lăng vua Khải Định tọa lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, thuộc địa phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, TP Huế cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km. Đây là nơi chôn cất của vua Khải Định – vị hoàng đế thứ 12 của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.
Lăng vua Khải Định nằm trên một ngọn đồi thấp làm tiền án, bên hữu là bạch hổ và bên phải tả là long thành. Núi Châu Chữ đóng vai trò như hậu chẩm và mặt bằng của lăng.
So với các lăng tẩm khác của các vua chúa khác, Lăng vua Khải Định lại có diện tích nhỏ hẹp hơn, nhưng lại là công trình được xây dựng tỉ mỉ, mất nhiều công sức và thời gian hơn. Sở hữu lối kiến trúc riêng là sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc giữa phong cách Á Âu, giữa cổ điển và hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ cho nhiều du khách lựa chọn tham quan.
Lăng vua Khải Định được khởi công xây dựng vào 04/09/1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn thành bởi con trai nhà vua là Hoàng Đế Bảo Đại. Vua Khải Định băng hà sau 05 năm khi bắt đầu xây dựng lăng tẩm.
Vào năm 1920, sau khi các thầy địa coi đất và chọn được địa điểm, triều đình đã huy động các tù nhân và binh lính cho mở đường, phá núi, làm toại đạo, tạo ra mặt bằng xây dựng ở miền phía tây của một ngọn núi của vùng Châu Chữ. Lăng chính Ứng Lăng được xây dựng trên một quả đồi thấp nằm ở vị trí phía trước, hai bên có núi Chóp Vung và Kim Sơn với ý nghĩa “Tả thanh long” – “hữu bạch hổ”, ngoài ra còn có khe suối chảy từ trái qua phải tên Châu Ê làm “thủy tụ” lấy tên là “minh đường”.
Ngoài ra, vua Khải Định đã đổi tên núi Châu Sơn thành Ứng Sơn nên lăng đã được gọi tên theo ngọn núi là Ứng Lăng. Lúc bấy giờ, vùng núi Châu Chữ nơi có khe Châu Ê chảy qua là vùng nước độc, đầy lam sơn chướng khí. Nhiều tù binh và binh lính lên làm việc ở đây đã trở bệnh nặng và bị thương, nhiều người đã không qua khỏi.
Để xây dựng lăng, vua Khải Định đã cho thuyền sang Nhật Bản, Trung Quốc mua đồ thủy tinh, đồ sứ,.. cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise,… Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và để lấy số tiền đó làm lăng. Hành động này của vua Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
Lăng được xây dựng rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi danh khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng,…
So với các lăng tẩm của các nhà vua khác, lăng vua Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn chỉ với kích thước 117m × 48,5m nhưng lại mất nhiều chi phí, nhân công và tốn nhiều thời gian để hoàn thành. Lăng vua Khải Định là sự kết hợp tinh tế của kiến trúc của văn hóa phương Đông và phương Tây, được thiết kế công phu, tinh xảo và lộng lẫy.
Lăng vua Khải Định là công trình có sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông – Tây, giữa cổ điển và hiện đại. Tổng thể khu lăng là một khối hình chữ nhật gồm 127 bậc thang, qua 37 bậc thang đầu tiên là Cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đình, phía trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc và Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất.
Với sự công phu và tinh xảo của trong từng đường nét thiết kế và kiến trúc độc đáo cùng với cảnh quan thiên nhiên xung quanh hùng vĩ, thơ mộng có núi đồi, khe suối bao quanh đã giúp lăng Khải Định trở thành lăng tẩm độc đáo nhất trong xác lăng tẩm thời Nguyễn.
Nổi bật với sự uy nghiêm, bề thế, vượt qua 37 bậc cấp mới đến được Cổng Tam Quan. Ở tầng thứ nhất này là hai công trình Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự được xây dựng để thờ các bài vị các công trình thần công. Cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, kiểu kiến trúc độc đáo pha trộn giữa nét hiện đại của Châu Âu và kết hợp nét cổ điển của Việt Nam.
Từ Cổng Tam Quan lên 29 bậc cấp là đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đình. Nơi đây gồm bốn hàng tượng chầu gồm các tượng thần, binh lính và quan văn, quan võ như tái hiện lại cảnh chầu của triều đình dưới thời vua Khải Định khi còn sống, các tượng được tạc với tỉ lệ 1:1 theo đúng tỷ người thật được chạm khắc tỉ mỉ và tinh xảo.
Cung Thiên Minh nằm phía bên trong ở tầng 5 của lăng Khải Định, đây là vị trí cao nhất của lăng vua. Nơi đây là vị trí chôn cất thi thể của vua Khải Định, là vị trí tham quan độc đáo, lộng lẫy nhất của lăng vua Khải Định, cho thấy sự yêu nghệ thuật và sự sáng tạo của vua Khải Định.
Khu vực Cung Thiên Định có 5 phần kế tiếp nhau: chính giữa là bưu tán nơi có phần ở dưới, pho tượng phía bên trên, hai bên là Tả, Hữu Trự phòng, và điện Khải Thành là nơi đặt án thờ của vua Khải Định và ở sâu trong cùng là khám thờ bài vị của nhà vua, pho tượng nhà vua.
Cung Thiên Định được xây dựng mang phong cách vừa truyền thống và pha nét hiện đại với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo bởi các mảnh ghép sành sứ và thủy tinh được xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Điện Khải Thành nằm trong Cung Thiên Định là nơi đặt án thờ và thi hà của vua Khải Định. Điện được đúc bằng bê tông sơn màu đồng, các họa tiết trang trí xung quanh đều được xây cùng màu vàng như cung điện. Phía dưới điện là nơi đặt thi hài của nhà vua, phía bên được treo một bức hàng đề “Khải Thành Điện” và bên trên là tượng đồng của nhà vua.
Phía giữa Điện Khải Thành là chính tẩm, nơi có Bửu Tán nặng 1 tấn được làm từ bê tông cốt thép nhưng trông rất mềm mại, nhẹ nhàng và thanh thoát. Trên trần 3 gian giữa cung là bức ” Cửu Long Ẩn Vân” với ý nghĩa chín con rồng ẩn mình trong mây.
Lăng vua Khải Định gồm 2 bức tượng: bức tượng vua ngồi trên ngai vàng và một bức tượng ngồi. Bức tượng ngồi trên ngai vàng được 2 người Pháp tạc vào năm 1920 cùng với một nghệ nhân người Huế thực hiện phần dát vàng.
Pho tượng đứng do một thợ người xứ Quảng Nam đúc tại Huế, ban đầu bức tượng được đặt ở Cung An Định cho đến năm 1975 đã được chuyển vào Cung Thiên Định.
Giá vé tham quan lăng vua Khải Định:
Người lớn: 150.00vnđ/ khách/ lượt
Trẻ em (từ 1 – 12 tuổi): 30.000vnđ/ khách/ lượt
Vào những ngày Lễ tết trong năm, lăng vua Khải Định sẽ mở cửa miễn phí cho du khách tham quan.
Thời gian mở của lăng từ 07:00 đến 17:00 hàng tuần
Lăng vua Khải Định nằm cách trung tâm thành phố Huế9km nên dễ dàng thuận tiện đến tham quan. Từ trung tâm thành phố Huế bạn di chuyển theo hướng Tây đến đường Hà Nội rồi rẽ vào đường Ngô Quyền tiếp tục di chuyển đến đường Điện Biên Phủ sau đó rẽ vào đường Minh Mạng, chạy dọc đường Minh Mạng bạn sẽ đến lăng vua Khải Định.
Đường đến lăng vua Khải Định được xây dựng bằng đường nhựa rộng đẹp cùng với cảnh quan 2 bên cây cối tươi mát trong lành nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện để di chuyển như xe máy, ô tô, xe bus, xe taxi,…
Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và khô. Mùa khô thời tiết nắng nóng nhưng mùa mưa Huế lại là những cơn mưa kéo dài suốt mấy tháng. Nhưng mỗi mùa thời tiết Huế lại mang một vẻ đẹp riêng, bạn có thể đến tham quan vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Thời điểm thích hợp nhất đến lăng vua Khải Định vào tháng 1 và tháng 2. Thời tiết Huế lúc này trời dịu mát , nắng nhẹ rất thích hợp để bạn tham quan và ngắm cảnh.
Khám phá lăng vua Khải Định sẽ mất khoảng 1 – 1 tiếng 30 phút nên bạn cần lưu ý sắp xếp quỹ thời gian hợp lý để tham quan nhé
Các bậc cấp di chuyển lên lăng vua Khải Định khá dốc nên bạn lưu ý di chuyển cẩn thận để đảm bảo an toàn
Lăng vua Khải Định là nơi uy nghiêm nên bạn cần lựa chọn trang phục kín đáo và trang trọng
Đừng quên sạc đầy pin đến khám phá lăng vua Khải Định, ngoài tìm hiểu về các công trình của lăng thì có rất nhiều góc chụp hình siêu đẹp để bạn check in nhé
Kết luận
Lăng vua Khải Định một trong những công trình được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo của cố đô Huế là sự pha trộn giữa kiến trúc Phương Tây và cổ điển. Đến đây bạn không chỉ được tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, hiểu hơn về vua Khải Định mà còn được tha hồ check in với nhiều góc chụp hình vô cùng ấn tượng, là một người yêu nghệ thuật nên lăng vua Khải Định được xem là một trong những lăng tẩm nổi bật nhất cố đô.