Làng nghề truyền thống đặc trưng tại mảnh đất Cố đô

Làng nghề truyền thống đặc trưng tại mảnh đất Cố đô

Làng nghề truyền thống đặc trưng tại mảnh đất Cố đô
Đến với Huế nếu chỉ dừng ở việc ghé thăm phong cảnh nên thơ hữu tình thì chưa đủ mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị văn hóa của vùng đất Cố đô.  Làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công đặc trưng là một trong những nơi lưu giữ các giá trị đó một cách rõ nét.

Đến với Huế bạn sẽ được ghé thăm những Làng nghề truyền thống để hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền qua bao thế hệ.

1. Làng Sình

Làng Sình cách Huế khoảng 8km về phía hạ lưu sông Hương, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng với vị trí địa lý có điều kiện giao thông thuận tiện, nhiều người buôn bán và làm thủ công nên nghề in tranh làng Sình rất phát triển.

Giấy in tranh là loại giống giấy in báo, màu được mua ở chợ, gồm có vàng, xanh, tím, đỏ sen, còn trắng thì để nguyên giấy mộc. Bản in được làm từ gỗ mít, chính tay các nghệ nhân tự khắc hoặc thuê thợ khắc. Các bản khắc này giữ chức năng làm khuôn và in màu chính, những màu sắc còn lại được nghệ nhân vẽ thủ công vậy nên không có bức tranh nào là giống nhau, đó cũng chính là nét độc đáo của dòng tranh dân gian làng Sình.

Không giống với các dòng tranh dân gian Việt Nam khác bởi chức năng chính là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Tính đến thời điểm hiện tại, những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá và còn được lưu giữ tại nhà của nghệ nhân làm tranh lâu năm ở Làng Sình – ông Kỳ Hữu Phước.

Kết quả hình ảnh cho tranh làng sình

Ghé thăm Làng Sình, bạn không những được tận mắt chứng kiến quá trình người nghệ nhân tạo nên một bức tranh mà còn phần nào hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng cổ sơ và tư tưởng người Việt cổ.

2. Làng nghề nón lá

Từ lâu, chiếc nón lá đã được xem là một biểu tượng đẹp gắn với hình ảnh của xứ Huế thơ mộng. Ở Huế có nhiều làng nón nổi tiếng như Dạ Lê, Đốc Sơ, Phú Cam, Kim Long, Triều Tây… được hình thành cách đây mấy trăm năm và phát triển cho đến bây giờ.

Kết quả hình ảnh cho làng nghề nón lá huế

Để tạo nên một chiếc nón lá duyên dáng và tinh tế, các nghệ nhân làm nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, chằm hoàn thiện chiếc nón đến bước cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Cùng với đôi bàn tay khéo léo là tình yêu nghề trong chính mỗi người nghệ nhân.

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu che đội của các cô, các bà, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm được du khách ưa chuộng. Nhiều người thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, lưu tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỉ niệm.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh trên nón lá huế

Đây cũng là một sự lựa chọn lý tưởng để làm quà biếu những người bạn, những người bà con ở phương xa.

3. Làng nghề đúc đồng

Làng nghề đúc đồng ở Huế vốn được biết đến với cái tên “Phường Đúc”. Phường Đúc ở Huế có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. Hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng nhất là Kinh Nhơn và Bổn Bộ.

Kết quả hình ảnh cho làng nghề đúc đồng ở huế

Khi Chúa Trịnh và Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân thì các Công tượng đúc đồng bị tan rã. Riêng chỉ có họ Nguyễn ở Kinh Nhơn vẫn tiếp tục nghề đúc của cha ông. Từ những lò đúc của các anh em trong dòng họ Nguyễn, nghề đúc vẫn được duy trì và phát triển cho tới ngày nay.

Kết quả hình ảnh cho làng nghề đúc đồng ở huế

Đến thăm Phường Đúc, bạn có cơ hội chứng kiến công đoạn của người thợ đúc tạo nên các sản phẩm bằng đồng.

4. Làng nghề gốm Phước Tích

Làng Phước Tích nằm trên ranh giới giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, cách trung tâm Huế khoảng chừng 45km. Nơi đây được biết đến bởi sản phẩm gốm cổ truyền. Ngày trước, gốm Phước Tích là một sản phẩm đặc biệt được cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn để nấu cơm cho vua ăn. Ngày nay, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa.

Kết quả hình ảnh cho làng gốm phước tích ở huế

Nghệ thuật kiến trúc độc đáo nằm ở việc điêu khắc, chạm trổ trên các bộ khung gỗ của ngôi nhà ở Phước Tích càng làm đậm nét tính chất dân gian mang đầy đủ bản sắc của làng quê nơi đây.

5. Làng nghề kim hoàn Kế Môn

Làng kim hoàn Kế Môn thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, nằm cách trung tâm thành phố Huế tầm 40 km hướng Đông Bắc. Nghề kim hoàn ở nơi đây là nghề gia công cổ truyền đồ trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc, bao gồm: ngành trơn – các sản phẩm đơn giản, không chạm trổ nhiều, ngành đậu – thường làm các hình hoa văn kỷ hà để gắn lên mặt sản phẩm và ngành chạm – chạm trổ các hình và hoa văn trên các sản phẩm.

Kết quả hình ảnh cho Làng nghề kế môn huế

Các sản phẩm kim hoàn do người thợ Kế Môn chế tác rất đa dạng, từ mẫu mã đến kiểu dáng, như nhẫn, bông tai, khuyên, xuyến, vòng, kiềng, lắc, dây chuyền… được chạm trổ tinh xảo, có nạm ngọc hoặc đá sa-phia óng ánh rất bắt mắt.

6. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Làng Thanh Tiên vốn có truyền thống làm nghề nông. Tuy nhiên vào tháng chạp, Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, nghề hoa giấy Thanh Tiên có trong danh mục thống kê của các nghề thủ công từ thế kỉ XVI-XIX.

Như một phần của văn hóa tín ngưỡng, hoa giấy được nhiều gia đình chọn để trang trí ở các không gian thờ tự trong nhà và các miếu. Hoa giấy Thanh Tiên được làm tỉ mỉ, hình thức đẹp, màu sắc lại phong phú, vừa để lâu được, vừa góp phần cho không gian thờ tự thêm nghiêm trang mà không kém phần ấm cúng.

7. Làng Hương Thủy Xuân

Làng Hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Tây Nam, đây là làng hương lớn nhất của Huế. Ghé thăm ngôi làng này, bạn sẽ có dịp trầm trồ trước những bông hoa hương muôn sắc màu và ngập tràn trong mùi hương trầm thơm ngát.

Người dân vùng này sống bằng nghề làm hương cung cấp cho các đại lý trong thành phố. 7-8 năm trở lại đây, khi du lịch phát triển, làng Hương Thủy Xuân trở thành một điểm đến thu hút nhiều du khách. Đến nơi đây, bạn sẽ cảm thấy thích thú khi được người dân tạo điều kiện để tìm hiểu và trực tiếp tham gia vào việc làm hương.

Ngày trước, hương vốn chỉ có hai màu nâu và đỏ, nhưng để bắt mắt hơn, những người thợ đã tìm cách phối thành nhiều màu để nhuộm chông.

Kết quả hình ảnh cho làng hương thủy xuân

Những người thợ còn tinh tế sắp xếp những bó hương nhiều màu sắc đó thành từng chùm, có bó dựa vào nhau, có bó xòe thành chùm, tỏa ra như những đóa hoa đẹp rực rỡ, khiến bao du khách chiêm ngưỡng phải xốn xang.

làng nghề truyền thống tại Huế

Mỗi làng mang một vẻ đẹp, một nét riêng đặc sắc, nhưng điểm chung là đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đáng trân trọng và cần gìn giữ, phát triển.