Tháp Bánh Ít là một trong số ít những quần thể kiến trúc, văn hóa Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Theo dòng thời gian, tháp Bánh Ít đã mang trong mình những dấu ấn lịch sử của Vương quốc Chăm pa cổ đại. Cùng với những nét đẹp văn hóa của người dân Chăm pa trên mảnh đất Bình Định. Quần thể tháp Bánh Ít đang dần trở thành một địa điểm tham quan thú vị đối với du khách.
Giờ mở cửa tham quan: từ 7:00 đến 18:00 các ngày trong tuần
Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Chăm – pa. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII. Nằm trên ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Với vị trí không quá xa trung tâm thành phố. Sẽ giúp cho du khách cảm thấy thuận tiện hơn khi di chuyển tới địa điểm tham quan.
Tháp được gọi với cái tên thân thuộc là tháp “Bánh Ít”, một loại đặc sản của quê hương Bình Định, tôn vinh về giá trị truyền thống của quê hương Bình Định, đồng thời giúp gợi ý cho du khách một món ăn truyền thống nên nếm thử khi ghé thăm mảnh đất bình dị nơi vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Quần thể kến trúc văn hóa Chăm còn được mọi người biết đến với định danh “tháp Bạc“. Là một quần thể bao gồm bốn tháp trong đó có một tháp cổng phía Đông. Một tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính.
Theo dòng chảy lịch sử, tháp Bánh Ít từng được người dân Pháp gọi là Tour d’argent, nghĩa là tháp Bạc. Còn trong tiếng J’rai thì nơi này được mang tên Yang Mtian về trong tiếng Việt thì được gọi là tháp Bánh Ít. Lý giải về cái tên Bánh Ít thì là do khi nhìn từ đằng xa, những ngôi tháp này có tạo hình giống chiếc bánh ít nên được đặt tên theo lẽ đó.
Tháp Bánh Ít gồm 4 ngọn tháp với đa dạng các hình dáng và kích thước, phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong đó, đi từ ngoài vào trong gồm có: tháp Cổng (Gopura), tháp bia (Posah), đền thờ chính (Kalan hay còn gọi là lăng) và cuối cùng là tháp Hỏa (Kosagrha). Với lối kiến trúc nguy nga, hùng vĩ, mang đậm dấu ấn cổ xưa với kiến trúc chia thành nhiều lối thiết kế, cầu kỳ và trường tồn, mang nhiều ý nghĩa.
Đi từ ngoài vào trong bạn sẽ leo lên các bậc thang để dẫn đến tháp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổng phía Đông của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm với chiều cao chừng 13m. Tháp cổng được xây dựng theo bình đồ hình vuông 7mx7m theo lối kiến trúc Gopura đặc trưng với vòm cửa có hình mũi giáo xếp lớp hướng dần lên trên. Đây là một phong cách kiến trúc điển hình của thời kì Chăm pa. Với hai cửa thông nhau trong đó có một cửa quay hướng về phía Đông. Và một cửa quay về hướng tháp chính.
Tháp lửa nằm ở phía Đông Nam , cao hơn 10m. Tháp có 4 cửa hướng về 4 hướng theo phong cách kiến trúc Posah. Cách bố trí tháp như thế này để giúp tháp lấy tinh hoa, sinh khí của đất trời. Phần đỉnh tháp được thu nhỏ theo từng tầng. Nhìn xa đỉnh tháp như những quả bầu nậm phủ đầy rêu, màu phai dần theo thời gian.
Tháp Chính nằm trên đỉnh đồi, là toà kiến trúc lớn nhất với chiều cao 29,6m. Bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 12m. Đường bệ và hoành tráng trong từng chi tiết kiến trúc: các cột ốp, các cửa vòm và cửa giả hình mũi lao nhọn đồ sộ, các tháp góc trang trí tầng mái nhô vút lên,… Tất cả đã hòa điệu làm nên vẻ đẹp khỏe khoắn, trang nhã và tôn nghiêm. Bên trong đền thờ là nơi được trưng bày tượng thần Shiva để thờ cúng.
Tháp có chiều cao 10m được đúc thành một khối hình chữ nhật và phục vụ chức năng như một nhà kho để chứa đựng các vật dụng phục vụ cho việc tế lễ của người Chăm xưa. Tháp với nổi bật với những hình người, hình thú, hình chim,… Là những mô típ điêu khắc kiểu ô trám cách điệu. Những mô típ hoa hình xoắn kiểu bông cúc uốn lượn mềm mại. Một nét đẹp khổng thể nào bỏ qua ở phần thân tháp này chính là bức phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp.
Tháp Bánh Ít với phong cách kiến thiết, xây dựng tiêu biểu và đặc trưng của thời kì văn hóa Chăm pa. Lối kiến trúc Gopura, Posah, Kalan đã làm nổi bật lên nét đẹp kiến trúc của tháp Bánh Ít, tín ngưỡng quan trọng của người dân Chăm pa xưa (tín ngưỡng thờ thần), và đồng thời cũng làm tôn nên giá trị lịch sử của điểm tham quan. là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến mảnh đất Bình Định.