Nha Trang được biết đến là thành phố nổi tiếng với nhiều bãi biển xinh đẹp, bờ cát vàng trải dài cùng nhiều hòn đảo thơ mộng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều điểm đến lịch sử – văn hoá, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến chính là Tháp bà Ponagar, là địa điểm gắn liền với điểm du lịch Vương quốc Chăm Pa. Đây là một di tích lịch sử kiến trúc Chăm Pa đặc biệt, với những công trình độc đáo và những câu chuyện, lịch sử huyền bí.
Tháp bà Ponagar là ngôi đền Chăm Pa tọa lạc trên đường 2 Tháng 4, trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, tại cửa sông Cái, Nha Trang. Tháp Ponagar nằm cách trung tâm thành phố chỉ 2km về hướng Bắc.
Theo nghiên cứu tháp bà Ponagar được xây dựng từ khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Đây là giai đoạn hưng thịnh của Hindu giáo cũng như vương quốc Chăm Pa khi xưa. Tháp Bà Ponagar Nha Trang còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar).
Tháp Ponagar có kiến trúc vô cùng độc đáo và còn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa lời giải đáp, chính vì những giá trị vô giá ấy mà tháp Ponagar được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1979.
Từ Ponagar trong tên gọi của điểm du lịch Tháp Bà Ponagar Nha Trang có nghĩa là “mẹ xứ sở” dịch theo tiếng Chăm. Truyền thuyết Tháp Bà Ponagar xuất phát từ khi công trình này được xây dựng từ khoảng thế kỷ 8 – 13.
Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc. Vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana gar (ana trong tiếng Chăm Eđê, Jrai là giống Cái) hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo.
Qua sự tàn phá của thời gian đã làm khu tháp cổng không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên dấu tích về kiến trúc xưa cũ vẫn còn, đó là những cột trụ, bậc thang được làm bằng đá dẫn lối lên tầng 2.
Tên gọi Mandapa của tầng này có ý nghĩa là một nhà tĩnh tâm, tức là nơi để du khách có thể đến hành hương, tĩnh tâm và thư giãn. Đây là nơi mà người Chăm dùng để chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lên. Tại đây còn bảo tồn được 10 cột trụ lớn được chia ra với 2 hàng, chiều cao 3m cùng đường kính 1m. Xung quanh còn có 12 cột nhỏ hơn, được đặt trên bệ với chiều cao 1m.
Đây là khu vực mà các tòa tháp được xây dựng, hiện còn tất cả 4 ngôi tháp. Tháp lớn nhất là Ponagar, cao khoảng 23m được xây dựng bằng gạch, khít mạch và không có bất kỳ chất kết dính nào. Từng chi tiết nhỏ của tháp đều thể hiện được sự tinh tế của kiến trúc thời xa xưa. Tháp giữa là dinh Ông; tháp dinh Cố được đặt ở Đông Nam; tháp dinh Cô, dinh Cậu thì được đặt tại phía Tây Bắc.
Tháp Bà Ponagar đã được xây dựng từ rất lâu, khoảng hơn 10 thế kỷ trước, vì vậy đây là công trình nổi bật cho kiến trúc thời Chăm cổ xưa. Với 3 tầng và 4 tòa tháp lớn, từng chi tiết ở bên trong công trình này đều thể hiện được hình dáng điêu khắc độc đáo của thời kỳ xa xưa.
Lễ hội tháp bà Ponagar từ ngày 20-23/3 Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội nhằm thể hiện sự biết ơn, lòng tôn kính đến vị thần Ponagar – người đã mang đến cuộc sống ấm no cho người Chăm Pa. Chiêm ngưỡng nhiều nghi lễ trang nghiêm truyền thống và tham gia nhiều hoạt động thú vị khác như lễ dâng hương tạ Mẫu, trình diễn múa lân, lễ thả hoa đăng, múa Bóng và hát Văn,…Bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm vào lễ hội lớn nhất của khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Lễ hội này gắn liền với truyền thuyết thờ nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ana. Tại lễ hội này, bạn có thể khám phá thêm về một câu chuyện huyền thoại gắn liền với người mẹ của đồng bào Việt, Chăm thuộc các tỉnh miền Trung.
Đây cũng là một hoạt động đặc trưng tại Tháp bà Ponagar. Bạn sẽ được thưởng thức những điệu múa và màn biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Chăm vô cùng đặc sắc.
Để di chuyển đến tháp bà Ponagar, bạn chỉ cần đi dọc theo đường Trần Phú về hướng Bắc, sau khi qua cầu Trần Phú thì rẽ vào đường Tháp Bà. Chạy thêm đến cuối đường là sẽ thấy ngay quần thể kiến trúc Tháp Bà.
Tháp bà Ponagar chỉ cách trung tâm Nha Trang khoảng 2km, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện như xe máy, xe bus, taxi, ô tô,…
Nếu có dịp đến thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, hãy nhớ đến khám phá Tháp bà Ponagar với nét kiến trúc độc đáo của thời Chăm Pa, cảm nhận giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng và còn có thể thư giãn, hòa mình với không gian yên bình, thanh tịnh.