Các lăng tẩm, những ngôi chùa cổ kính ở Huế là những điểm đặc trưng đã tạo nên vùng đất cố đô Huế một khung cảnh trang nghiêm, trầm mặc và thanh bình. Cố đô Huế từng được mệnh danh là chiếc nôi phật giáo Đàn Trong với hơn 300 ngôi chùa cổ kính. Cùng ghé đến tham quan ngôi chùa cổ kính Huyền Không Sơn Thượng, với lối kiến trúc độc đáo xen lẫn với nét hoang sơ huyền bí như đang lạc bước giữa “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc ở thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố Huế hơn 13 km về hướng Tây. Ngôi chùa ở độ cao 300m so với mực nước biển, ẩn mình trong một thung lũng, lưng chừng trên một ngọn đồi xanh mướt hiện ra giữa một rừng thông xanh tươi, mát mẻ, rộn rã tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách.
Với địa thế “hướng sông Hương, tựa núi ngự”, khung cảnh ở Huyền Không Sơn Thượng vô cùng khoáng đạt, trong lành và dễ chịu. Nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc, nhuốm màu thời gian nằm ẩn sâu trong thung lũng, được bao quanh bởi những triền đồi và nằm giữa rừng thông bạt ngàn được gọi là Vạn Tùng Sơn.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng là một ngôi chùa thuộc hệ phái Nam Tông được xây dựng từ năm 1989 bởi thượng tạo Giới Đức.
Ngôi chùa với diện tích 10.000m2 được xây dựng gồm 2 khu vực chính: Ngoại viện và Nội viện và gồm nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ như Chánh Điện, Am Mây Tía, Tĩnh trai đường, nhà khách,…Mọi chi tiết đền được chạm trổ đều được thực hiện cực kỳ tinh xảo, mang đậm những nét đặc trưng của kiến trúc đình chùa Việt Nam truyền thống.
Ngôi chùa với khung cảnh núi non bao quanh đã tạo nên một không khí linh thiêng, cổ kính hiếm nơi nào có được.
Chùa được sáng lập bởi ngài Viên Minh và chư huynh đệ Sư Tịnh Pháp, Sự Trí Thâm và Sư Tấn Căn. Vào năm 1976, ngài Viên Minh với chức vụ Tổng thư ký chùa Ký Viên đề cử Thượng tọa Giới Đức giữ chức vụ trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng. Tuy nhiên, sau 2 năm chùa được xây dựng ở thôn Nhan Biểu, xã Hương Hồ sau khi dời từ Hải Vân – Lăng Cô.
Sau 10 năm ở tại đây, thượng tọa Giới Đức đã thiết kế chùa thành một không gian đậm chất thiền, gần gũi với thiên nhiên và cảnh xung quanh, có cây cỏ có sông suối như là chốn để buôn bỏ những muộn phiền, tâm hồn như hòa vào chốn thanh bình và nhẹ nhàng.
Vào năm 1988, ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng tiếp tục được trùng tu và mở rộng lên đến 50ha để trồng rừng.
Đến đầu năm 1992, sau hơn 10 năm trụ trì Thượng tọa Giới Đức trao chức vụ trụ trì cho đại đức Pháp Tông và lùi vào núi Hòn Vượn ở ẩn và tu hành ở đó.
Sư Pháp Tông giữ chức vụ trụ trì vẫn giữ nguyên kiến trúc như ban đầu. Trải qua hơn 30 năm, lúc đầu nơi đây chỉ là vùng đất đồi trọc, thô sơ, khô cằn và đầy cỏ dại nhưng bây giờ đã hiện lên một ngôi chùa cổ kính, chốn thiên đường trên hạ giới cùng với các pháp sư tu hành, là chốn yên bình, thanh tịnh mà phật tử chọn là nơi điểm đến thanh bình.
Ngôi chùa có tổng diện tích hơn 10.000m2 vì vậy khuôn viên của chùa cũng vô cùng rộng lớn với nhiều công trình đặc sắc, với vẻ đẹp được ví như một bức tranh thủy mặc với tiết trời trong xanh trong không gian yên tĩnh với những tiếng chim hót hay tiếng lá xì xào. Khuôn viên bên ngoài của ngôi chùa rộng rãi, thoáng mát, rộng lớn cùng các công trình như:
Vườn cỏ đá: Có diện tích lên tới 500m2 được trồng nhiều cỏ xanh, trang trí bằng đá xám. Là nơi các nhà sư thường tham gia tập luyện võ thuật, nói chuyện, ngâm thơ và đàm đạo các vấn đề nhân sinh quan hay Phật học.
Ngũ Hồ: Gồm 5 hồ nước nằm rải rác ở bên trong khuôn viên ngôi chùa, nổi bật hơn là Thủy Nguyệt Đàm, Sơn Ảnh Hồ, Vọng Oa Đàm với cầu bắc bắc ngang và hai hồ còn lại nằm rải rác trong khuôn viên.
Hồ lớn đầu tiên là Thủy Nguyệt Đàm (Hàm Nguyệt Trì) hồ nước nằm ngay trước vào khuôn viên của ngôi chùa được trang trí và nuôi trồng rất nhiều cá và hoa súng. Mỗi đến mùa hoa nở, hoa súng nở rộ cả một hồ nước màu hồng tím thơ mộng, thơm phức cả một khung cảnh.
Hồ nước Sơn Ảnh Hồ, hồ nước phẳng lặng luôn soi được bóng núi phía đằng xa, ngoài ra hồ có chiếc cầu đơn sơ bắt ngang qua.
Hồ nước Vọng Oa Đàm nằm cách một đồi thông, có những chiếc ghế đá là nơi dừng chân ngắm cảnh cho du khách.
Thư Pháp Đình: Là ngôi nhà thủy tạ có năm mái được sử dụng là nơi trưng bày thư pháp với những câu thơ được thay đổi theo từng mùa. Đây là khu vực các Tăng Ni, Phật Tử đến thưởng ngoạn cảnh đẹp và làm thơ. Đến Thư Pháp Đình bắt qua là cây cầu tre Giải Kiều Trần.
Nghinh Lương Đình được thiết kế không gian mở tạo nên sự khác biệt với 3 mặt đường để trống. Nguyên liệu được dùng để xây là ngói móc, gỗ tạp lấy từ rừng thông. Xung quanh đình được trồng nhiều chậu hoa sứ, hoa lan, hoa đại hàng, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
Bên trong Ngưng Lương Đình là nơi trưng bày nhiều thư pháp Việt – Hán với bức tranh hội họa, tranh tượng, ảnh về thiên nhiên cùng đặc sắc. Nơi đây cũng là nơi du khách dừng chân nghỉ ngơi, nhâm nhi tách trà và đàm đạo.
Là khu vực dành cho chư Tăng và chúng điều ở. Ngay cổng bước vào Chuang hòa đường là câu đối “Sạch đẹp sân vườn công mật độ/ Tốt lành nhận khẩu đức huân tu”
Khu chánh điện là một mái nhà nhỏ với không gian đậm chất Huế nhất ở chùa Huyền Không Sơn Thượng, được thiết kế theo phong cách Việt Cổ với nền được lót bằng gạch tàu màu đỏ làm phần nền lót, mái nhà màu gụ.
Khu vực chánh điện là nơi thờ tượng Phật Thích Ca, hai bên là hai tượng Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và nhiều vị Thánh Tăng. Đằng sau khu điện là bức tranh thư pháp lớn và hai bình hoa nghệ thuật.
Là nơi dành cho mọi du khách đến dâng hương và cầu nguyện bình an sức khỏe và gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Am mây tía hay còn gọi là Tử Vân am là nơi ở, thư phòng và tiếp khách, và thư pháp của trụ trì. Am mây tía có cùng lối kiến trúc cùng với khu Chánh điện, tuy nhiên nơi đơi mang vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ và gần gũi với thiên nhiên.
Xung quanh được bao quanh là hồ nước và được trồng các loài hoa. Phía trên tầng là gác kinh sách. Khu vực dành cho những ai yêu thích văn chương, nghệ thuật và thư pháp đến chiêm ngưỡng và có cơ hội đàm đạo văn chương, bình thơ và khoe chữ.
Là những ngôi nhà được xây liền kề nhau nằm phía sau của ngôi chùa với tổng diện tích 120m2. Đây là khu vực nấu nướng, chuẩn bị thức ăn cho các nhà sư. Ngoài ra nơi đây còn có không gian rộng lớn để phục vụ hàng trăm phật tử đến dự lễ hàng năm.
Là nơi mọi người dừng chân nghỉ ngơi, tránh nắng hay là cuộc gặp gỡ của các tăng ni, phật tử gặp gỡ chuyện trò. Nhà khách được xây dựng rộng rãi,với không gian mở, vật liệu chủ yếu được xây dựng là gỗ và ngói trông rất sạch sẽ và thoáng mát.
Thanh Tâm Viên là nơi có một cây gỗ bắt ngang qua để dẫn lối đến trước tòa Phật điện. Trên cây cầu bắt ngang qua là ao sen nhỏ được trồng kín những hoa sen và hoa súng. Mỗi đến mùa hoa nở hương thơm lan tỏa cả khắp một vùng trong không gian phẳng lặng của hồ nước, xanh ngắt của cây cối xung quanh.
Ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm ẩn mình sâu trong thung lũng được bao quanh đồi núi và rừng thông bạt ngàn. Đường dẫn vào ngôi chùa có biển chỉ dẫn được đẽo từ gỗ treo trên mốc đá nhỏ ven đường.
Đến với chùa bạn như thả hồn vào thiên nhiên cùng với những âm thanh rì rào của chim hót, gió thổi xì xào hay những tiếng chuông chùa vang vọng khắp cả rừng thông.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng cách trung tâm Huế khoảng 13km. Từ trung tâm thành phố Huế bạn di chuyển đến đường Kim Long. Đi dọc đường Kim Long bạn sẽ sẽ đi qua những công trình nổi tiếng ở Huế như Nhà vườn An Hiên, chùa Thiên Mụ, tiếp tục hành trình đi thẳng đến hết đường Văn Thánh, qua cầu Xước Dũ khoảng 1km sẽ đến thôn Đồng Chẩm. Bạn chạy thẳng khoảng 250m, nhìn phía bên phải là sẽ tấm biển chỉ dẫn vào chùa.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm ẩn mình trong thung lũng nên bạn nên tìm hiểu đường trước khi đến nhé
Chùa là nơi chốn thiền tịnh, trang nghiêm nên bạn cần lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, hay mặc những bộ đồ lam phù hợp đến viếng chùa
Nói chuyện nhỏ nhẹ, không gây ồn ào, thô tục
Không gây hại đến cảnh quan, không gian chùa
Góp công đức trực tiếp vào hòm thư, không đưa trực tiếp cho các nhà sư
Đến chùa vào thời điểm sáng sớm để chiêm ngưỡng được trọn vẹn vẻ đẹp tiên cảnh
Huyền Không Sơn Thượng ngôi chùa cổ kính với khung cảnh yên bình, tĩnh lặng, chốn bình yên tránh xa sự xô bồ, đông đúc của cuộc sống bộn bề. Một điểm đến cầu bình an, thả hồn trong phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đắm mình trong không gian yên bình nơi cửa phật.